$nbsp;

X

HOTLINE:0916763369
Địa chỉ:22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Chọn đồ thờ cho ngày tân gia, lên nhà mới như thế nào?

Đồ thờ cho ngày tân gia cần những gì?

 

Trong ngày tân gia không thể thiếu những nghi thức thờ cúng, và đồ thờ chiếm một vai trò quan trọng. Cách lựa chọn, bài trí đồ thờ cúng thể hiện được kiến thức về văn hóa truyền thống của chủ nhà, tấm lòng thành kính đối với các vị thần linh và gia tiên.

 

Về cơ bản, ban thờ tân gia cũng bao gồm các món đồ đồng thờ cúng quen thuộc như của ban thờ trong những ngày bình thường. Số lượng, kích thước… đồ thờ có thể khác nhau giữa các gia đình có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, tuy nhiên việc tuân theo ngũ hành là tính chất bắt buộc.

 

Theo quan niệm phương Đông, vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, tân gia chọn đồ thờ đảm bảo được những yếu tố này sẽ có tác dụng duy trì sự thăng bằng, êm ấm trong gia đình, tránh được sự xung khắc.

 

Những món đồ thờ tượng trưng cho Kim có thể kể đến như đỉnh đồng, chân nến, ống cắm hương, hạc đồng.

 

Những vật như bàn thờ, bài vị bằng gỗ tượng trưng cho Mộc.

 

Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy.

 

Ngọn đèn dầu, đèn điện hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa.

 

Còn bát hương, lọ hoa … làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.

 

Cách sắp xếp đồ thờ tân gia hợp phong thủy

 

Không chỉ có việc chọn đồ thờ mới quan trọng mà sắp xếp chúng ra sao cũng là một việc cần lưu tâm. Trước hết, nơi thờ cho ngày tân gia, lên nhà mới cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, có độ cao vừa phải và hướng đặt phù hợp.

 

Trong cách bố trí đồ cúng trên ban thờ, bài vị thờ được đặt ở vị trí trung tâm, trong cùng và trang trọng nhất, hai bên là ảnh thờ của những người đã khuất trong gia đình, tùy theo ngôi thứ mà đặt ở các vị trí trước, sau, phải, trái cho phù hợp.

 

Lư hương cũng là một vật dụng bắt buộc phải có trên bàn thờ trong ngày tân gia. Lư hương có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là làm bằng kim loại như: đồng, vàng, bạc… Lư được bố trí trước các bài vị và ảnh thờ, chiếc đặt ở giữa dùng để thờ chung thần linh và thổ địa bao giờ cũng có kích thước lớn nhất. Ở khu vực phía trước lư hương thường là vị trí bày bộ ngai chén thờ đựng nước sạch hoặc đài thờ.

 

Phía bên trái và bên phải bàn thờ là nơi đặt mâm bồng – là đĩa bày hoa quả, trầu cau hoặc tiền vàng mã. Mâm bồng đẹp thường làm bằng đồng đỏ hoặc đồng mạ vàng, khảm tam khí với những họa tiết cầu kì, tinh xảo. Gần mâm bồng có thể bố trí thêm bình hương, lọ hoa… Đặc biệt, trên bàn thờ nhất thiết phải có chân đèn, trên chân đèn thắp nến liên tục để tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, tưởng nhớ linh hồn người đã khuất.

 

Ngoài các hạng mục thiết yếu như trên thì tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm các đồ thờ tự quý giá khác như: Đỉnh đồng, chân đèn, song hạc… Đỉnh đồng không phải là vật thờ bắt buộc phải có, nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đỉnh đồng trong việc thờ cúng cũng ngày một tăng lên. Đỉnh đồng ở hiện nay có rất nhiều mẫu mã đa dạng, chạm khắc tỉ mỉ, đẹp mắt như: Đỉnh đồng đỏ, đỉnh đồng mộc, đỉnh đồng hun xanh giả cổ hoa sòi… Đỉnh đồng thường được sử dụng để đốt trầm thơm vào những dịp cúng giỗ hay lễ Tết.

 

Tất cả đều được bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương, thấp hơn và phải sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm – Dương “tả dương, hữu âm”, “tả nam, hữu nữ”…

 

Hiện nay, để tiện lợi hơn trong cách bố trí bàn thờ của khách hàng, Đồ đồng sản xuất hai bộ đồ thờ là bộ đồ thờ ngũ sự và bộ đồ thờ tam sự. Bộ đồ thờ ngũ sự gồm 5 sản phẩm riêng biệt: Đỉnh đồng được bày sau bát hương đồng, hai bên trái, phải là đôi hạc đồng và chân đèn, ngoài ra còn có đài thờ, ống cắm hương bằng đồng đỏ. Bộ đồ thờ tam sự gồm có đỉnh đồng và hai chân nến được đúc hoàn toàn thủ công. Ngoài những sản phẩm chính, có thể bày thêm chóe nước, nến đồng, tranh đồng… tùy vào nhu cầu của mỗi người.