$nbsp;

X

HOTLINE:0916763369
Địa chỉ:22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Một số mẫu tranh chữ bằng đồng ý nghĩa

Bài trí những câu nói hay, ý nghĩa trong không gian không chỉ làm đẹp cho căn nhà hay văn phòng của bạn mà còn mang đến nguồn sinh khí mới thôi thúc năng lượng tốt đẹp. Dưới đây là một số mẫu tranh chữ ý nghĩa trong phong thủy.

Tranh chữ Trí

Người xưa quan niệm rằng, “trí, nhân, dũng”, chỉ cần một trong ba đức đó là đã làm nên việc lớn. Trong ba đức ấy, “trí” chính là để chỉ tài năng. Tài năng đó, có thể là thiên tài sinh ra đã biết, có thể là nhờ học mà biết, cũng có thể là khi rơi vào cảnh khốn khó tìm cách vượt qua mà biết. Nhưng điều đáng nói hơn là, đi kèm với “trí” chính là “tuệ”. Trong cổ Hán tự, chữ “tuệ” (慧) gồm chữ tâm (心), và chữ chổi (彗), thể hiện ý nghĩa quét dọn bụi bẩn, nghĩa là tâm trong sạch thì trí sẽ minh mẫn. Một khi tâm niệm không trong sạch thì trí tuệ sẽ gặp trở ngại. Đó là điều mà người trí thức cần phải lưu ý.

Tranh chữ Trí thường được ưa chuộng treo trong không gian gia đình như một lời nhắc nhở con cháu trong nhà phải biết sống lý trí, rèn luyện trí lực minh mẫn. Bởi vậy mà tranh chữ Trí cũng rất đa dạng về mẫu mã. Tranh về cơ bản chia làm hai loại là tranh chữ Trí bằng Hán tự hoặc bằng tiếng Việt, trong đó tranh bằng đồng thường được ưa chuộng hơn hết vì nó đem lại cảm giác sang trọng cho ngôi nhà và hơn cả đồng là chất liệu được đề cao trong phong thủy rất thích hợp đề bài trí trong không gian sống.

motsomautranhchuynghia1

Tranh chữ Tâm

Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo  người ta có thể phân biệt sáu loại tâm: Nhục đoàn tâm (trái tim thịt), Tinh yếu tâm (chỗ kín mật,chỉ cái tinh hoa cốt tủy), Kiên thực tâm (tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm), Liễu biệt tâm (gồm 6 loại nhận thức đầu trong tám thức, tức là tri thức giác quan và ý thức), Tư lượng tâm (thức thứ bảy trong tám thức, là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể tự điều khiển một cách có chủ ý), Tập khởi tâm (tạng thức chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống con người, nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần). Tranh chữ Tâm thường được ưa chuộng treo trong không gian gia đình như một lời nhắc nhở, giáo huấn con cháu trong nhà phải biết sống có tâm, sống thiện. 

motsomautranhchuynghia2

Tranh chữ Hiếu 

Muôn đời “Nước mắt chảy xuôi”, Cha Mẹ - đấng sinh thành đáng kính đã phải chịu nhiều cực khổ vất vả để nuôi nấng, chăm lo, dạy bảo chỉ mong sao con khôn lớn trưởng thành nên người. 

Công lao của Cha Mẹ đối với con như trời như biển. Đức Khổng Tử răn dạy, mỗi người đều thọ ơn nơi Cha Mẹ có chín chữ cù lao - là chín điều đấng sinh thành gánh chịu vì con: “Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục, Cố, Phục, Phúc”, tức nghĩa “Sinh ra, Nâng đỡ, Vuốt ve, Cho bú, Nuôi cho lớn, Dạy dỗ, Trông nom, Săn sóc, Bảo vệ”.

Đạo làm con phải giữ trọn chữ Hiếu, nghĩa là phụng dưỡng và hết lòng thờ kính cha mẹ. Hiếu gồm 4 phương diện:
- Hiếu dưỡng: nghĩa là cung kính, nuôi dưỡng, không để cha mẹ thiếu thốn từ nơi ăn chốn ở.
- Hiếu tâm: nghĩa là báo hiếu cho cha mẹ là trách nhiệm và bổn phận của người con và cần được xuất phát từ tấm lòng kính yêu cha mẹ, một lòng mong muốn cha mẹ được an vui.
- Hiếu hạnh: nghĩa là báo hiếu đối với những người có trí tuệ và đạo đức được xem như lẽ sống của đời.
- Hiếu đạo: nghĩa là báo hiếu là đạo lý làm người.

Con người ở đời nhờ ơn của cha mẹ là lớn lên, và cũng nhớ ơn cha mẹ mà trưởng thành. Đây là đạo lý nền tảng cho mọi hành vi đạo đức ở đời. Bởi vậy mà, tranh đồng chữ Hiếu luôn là một sản phẩm giàu ý nghĩa, thường được treo trong nhà nhắc nhở con cháu đạo lý sống biết đền trả ơn đức sinh thành.

motsomautranhchuynghia3

Tranh chữ Đức

Chữ Đức mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển một con người, tu dưỡng “Đức” có giá trị hơn việc nuôi dưỡng hình hài. Bởi thế mà người xưa có câu “Đức sung y nội, nhĩ nhĩ nhan hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa, bất đắc giáo ngôn giả dã” tức nghĩa, con người có Đức từ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hóa, đâu cần phải dùng ngôn ngữ để giáo hóa.

motsomautranhchuynghia4

--------------------------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: 22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0916.763.369
Email: dongnhan69@gmail.com