$nbsp;

X

HOTLINE:0916763369
Địa chỉ:22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tứ linh trong phong thủy - Ý nghĩa và cách bài trí trong không gian (phần 2)

Tứ linh trong phong thủy - Ý nghĩa và cách bài trí trong không gian (phần 2)

Trong phần trước ta đã cùng tìm hiểu về hai trong 4 linh vật hàng đầu trong phong thủy. Phần tiếp theo này ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và lịch sử hình dáng của hai linh vật còn lại trong tứ linh (Long - Lân - Quy - Phụng) và cách bài trí các vật phẩm có sự hiện diện của tứ linh trong không gian gia đình.

  1. Linh vật của sự trường tồn - Quy

Trong 4 loài linh vật, Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất, mai khum tượng trưng cho trời được xem là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Trong trang trí và điêu khắc, hình tượng quy thường được kết hợp cùng hạc ở kiểu thức quy hạc (rùa cõng hạc) là hình tượng biểu trưng cho tổng hợp thể không gian - thời gian vũ trụ, cho sự trường tồn bền vững và vĩnh cửu. Ngoài ra, rùa cũng còn xuất hiện dưới dạng kết hợp với một số động, thực vật khác (ốc, ếch, hoa lá sen). Quy là linh vật dường như rất ít khi xuất hiện đơn lẻ trong trang trí và điêu khắc.
tuonghacruabangdong12

Là linh vật tốt lành của đất Phật, Quy mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài. Bên cạnh đó Rùa còn tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Tuy không phải là con vật của Phật giáo nhưng cũng là biểu tượng của sự trường tồn nơi đất Phật.

  1. Linh vật truyền thuyết của sự tái sinh, bất tử - Phụng (Phượng Hoàng)

Phụng hay còn gọi là chim Phượng Hoàng được coi là chim thần, vua của các loài chim. Cũng giống như Rồng, Phượng là loài chim của trí tưởng tượng với các đặc điểm hình dạng như: cổ nhạn, mỏ gà, hàm én, lưng rùa, chán hạc, mào vịt xiêm, đuôi chẻ với 12 chiếc lông ngũ sắc. Trong quan niệm phong thuỷ và văn hóa từ xa xưa, Phượng là loài vật hiền đức, không giết hại côn trùng, không làm hư hao cây cối. Loài chim này mang nhiều ý nghĩa khác nhau như gắn với bầu trời, chở mặt trời, vật cưỡi của thần linh hay tượng trưng cho phái đẹp….

tuongchimphuonghoang

Trong tín ngưỡng, Phượng là loài chim đem lại điềm lành, biểu trưng cho phái nữ nên ngoài việc xuất hiện trong các vật phẩm bằng đồng trang trí và thờ cúng, hình ảnh phượng cũng thường xuất hiện trên đồ dùng của hoàng hậu thời xưa. Kiểu thức xuất hiện của phượng hoàng thường phổ biến dưới hình dáng phượng hàm thư (phượng đội hòm sách), song phượng ẩn vân ( hai con chim phụng ẩn hiện trong mây),  đoàn phượng nhật bình, hoặc là sự kết hợp của phượng và rồng trong phối thức long phụng trình tường (rồng phượng đang múa). 

 

Các bộ phận của chim Phụng đều mang ý nghĩa riêng: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cỏ cây, chân là đất. Tổng hòa lại là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Bỏi vậy đây cũng là loài vật tượng trưng cho sự bất tử, tái sinh.
-------------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân