Tứ linh trong phong thủy - Ý nghĩa và cách bài trí trong không gian (phần 1)
Tứ linh trong phong thủy - Ý nghĩa và cách bài trí trong không gian (phần 1)
Từ xa xưa trong văn hóa của người phương Đông, quan niệm về tứ linh là 4 linh vật có ý nghĩa lớn trong văn hóa phong thủy. Ngoài tứ linh, trong văn hóa phương đông còn có tứ quý là 4 loại cây tượng trưng cho các mùa. Hình tượng tứ linh, tứ quý thường được sử dụng làm họa tiết trong điêu khắc, hội họa và đặc biệt là trên các vật phẩm trang trí phong thủy.
Tứ linh bao gồm 4 loại linh vật: Long - Lân - Quy - Phụng được bắt nguồn từ 4 linh thần gồm: Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước tương đương với 4 nguyên tố tạo thành trời đất (nước, gió, đất và lửa).
-
Linh vật quyền uy đứng đầu tứ linh - Long (Rồng)
Trong tứ linh vật phong thủy, Rồng được coi là linh vật quyền uy nhất đứng đầu trong tứ linh. Là biểu tượng của sức mạnh và lòng nhân ái, biểu tượng cho vua đồng thời gắn liền với mây, mưa. Linh vật sinh ra từ trí tưởng tượng của con người nên rồng không giống bất cứ con vật nào mà là sự tổng hòa của các bộ phận từ các loài vật khác nhau: sừng hươu, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng lang, thân rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng… Hình ảnh Rồng có dáng vẻ uy nghi với đầu và mắt lộ to, sừng chĩa ngược ra sau, râu uốn sóng chìa ra cân xứng hai bên.
Trong trang trí phong thủy, rồng thường được thể hiện chủ yếu dưới hình thức độc long, lưỡng long, tứ long. Bên cạnh đó còn được kết hợp với các linh vật khác như phụng, lân; với hoa lá thực vật; với các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, mây... Mang ý nghĩa của sức mạnh và trí tuệ, quyền uy bậc nhất, rồng trở biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng.
-
Linh vật đại diện cho sự nhân từ - Lân
Lân hay còn gọi là nghê là linh vật báo điềm lành, biểu tượng của sự đường bệ và tượng trưng cho niềm hạnh phúc lớn lao. Đây cũng là loài vật mang tính tượng trưng không có thật, là sự kết hợp của tất cả những đức tính tốt đẹp, tử tế và nhân từ. Kỳ lân trong miêu tả từ văn hóa xa xưa truyền lại là con vật mang hình dáng của một con hươu xạ với chiếc đuôi bò, trán sói, móng ngựa và có một chiếc sừng ngay trên trán, mình được bao phủ bằng một lớp vảy cá.
Được dùng làm họa tiết trang trí trên các sản phẩm đồ đồng từ xưa đến nay. hình ảnh lân thường được xuất hiện dưới dạng độc lập như: Toan nghê (lân ngồi), lân mẫu lân nhi (lân mẹ lân con), lân hý cầu (lân đùa trái bóng),....Bên cạnh đó, hình ảnh kết hợp long lân cũng khá phổ biến được coi như là hình ảnh kết hợp của vua và hoàng tử. Kỳ Lân có tính linh, xuất hiện sẽ báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.
------------------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân