$nbsp;

X

HOTLINE:0916763369
Địa chỉ:22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tranh đồng chữ hán - Ý nghĩa và các chữ phổ biến trong phong thủy (Phần 2)

Tranh đồng chữ hán - Ý nghĩa và các chữ phổ biến trong phong thủy (Phần 2)

Bộ ba chữ Phúc - Lộc - Thọ vốn đã quá phổ biên trong phong thủy, bởi đó chính là ba niềm ước vọng và mong muốn cơ bản nhất của con người. Vậy nhưng, bên cạnh đó người ta còn ưa chuộng treo các bức tranh với ý nghĩa nhắc nhở bản thân. Để tiếp nối phần 1, mỹ nghệ Đồng Nhân sẽ cùng bạn khám phá một vài các bức tranh chữ thường được ưa chuộng khác sau đây

  1. Tranh chữ Đức

Trong Hán tự chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ: bộ Sách + bộ Trực + bộ Tâm. Trong đó, chữ Sách có nghĩa là bước đi, hành động; chữ Trực nghĩa là ngay thẳng chính trực; chữ Tâm mang ý nghĩa về sự suy tư, ý niệm, tư duy. Một cách khái quát, chữ Đức mang ý nghĩa sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.

tranhchuduclientambangdongkhunggo

Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, nói lời thiện, suy nghĩ thiện… để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Ngoài ra, đạo Phật còn quan niệm về sự luân hồi, nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Đức Phật Thích Ca có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy không có đổi thay. Như vậy, tình thương, trí tuệ, và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức.

  1. Tranh chữ Tâm

Chữ “tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh.

tranhchutamlientambangdongkhunggo

 

Dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.
---------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân