Tranh đồng chữ hán - Ý nghĩa và các chữ phổ biến trong phong thủy (Phần 1)
Tranh đồng chữ hán - Ý nghĩa và các chữ phổ biến trong phong thủy (Phần 1)
Trong phong thủy, việc treo tranh đồng có rất nhiều ý nghĩa, trong đó thông thường mọi người thường treo trong nhà tranh đồng chữ hán. Với mong muốn cầu mong và nhắc nhở bản thân những điều mà chữ đó mang lại. Dưới đây, mỹ nghệ Đồng Nhân xin giới thiệu cho quý khách một vài mẫu tranh chữ phổ biến trong phong thủy
-
Tranh chữ Phúc
Chữ Phúc mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là ” phúc đảo” đồng âm với từ ” phúc đáo” nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành “phúc đáo tiền môn – phúc đến trước cửa”
Cụ thể Phúc trong Hán tự gồm: bên trái là bộ thị – ở đây có nghĩa là kêu cầu, mong muốn thể hiện ước mơ của con người). Bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên 宀 chỉ một mái nhà – (phải có nhà để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp). Dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng – (trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ, tiếng nói cười rộn rã, không khí gia đình phải vui tươi đầm ấm). Dưới cùng là bộ điền 田 – (có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống. có ruộng, có đất đai là có tất cả. Như vậy chữ phúc 福 là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng để làm ăn sinh sống.
-
Tranh chữ Lộc
Chữ Lộc 禄 /lù/: lộc gồm 12 nét, có kết cấu trái phải, gồm bộ Thị (礻) ở bên trái và chữ Lục ( 录) ở bên phải. Những chữ có chứa bộ Thị (礻) thường là những chữ có liên quan đến chúc phúc, lễ bái thờ cúng tế tự hoặc thần tiên. Có thể giải thích là người xưa quan niệm lộc là do trời ban nên có bộ Thị (礻) , còn chữ Lục 录 (/lù/: thu âm; ghi chép) ở đây đóng vai trò biểu âm, nó tạo âm “lu” cho chữ Lộc). Chữ Lộc (禄 ) có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Người xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là nguyện vọng chính của mình, đồng thời quan lộc cũng là một loại đại diện cho sự vinh dự. Văn hóa “Lộc” vẫn còn truyền đến đời nay và ý nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, không chỉ đại diện cho quan lộc và còn đại diện cho của cải và địa vị. Nếu như muốn cầu thăng quan tiến chức thì thường sẽ bày tranh con gà trống và hươu nai (hai con này cùng xuất hiện trong tranh).
-
Tranh chữ Thọ
Trong Hán ngữ chữ Thọ có tổng cộng 14 nét và được xếp vào bộ sĩ gồm 5 chữ cấu thành bao gồm: bộ Sĩ “ 士 “ xếp trên đầu, sĩ có nghĩa là sự hiểu biết, tư duy, học rộng, sĩ cũng có nghĩa là học trò. Như vậy đầu tiên thể hiện ý nghĩa của chữ Thọ không chỉ là sống lâu mà sống còn phải minh mẫn, hiểu biết… Thứ hai là chữ Nhị, nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng là đối tác, bạn bè, các mối quan hệ. Như vậy để sống đúng với ý nghĩa của Chữ Thọ ngoài sống lâu thì còn phải có người thân, bạn bè, làng xóm, có các mối quan hệ trong xã hội… Thứ ba là chữ Công, nghĩa là vận động. Con người muốn sống lâu thì phải vận động, có thể là làm việc bằng chân tay hoặc tập thể dục, con người phải vận động vừa với sức lực của mình. Ngoài ra chữ Công trong chữ Thọ này cũng có ý nghĩa là sống lâu nhưng sức khỏe phải tốt và có thể tự vận động được, sống Thọ và sống khỏe chứ không phải sống Thọ nhưng lại bệnh tật và nằm bất động. Thứ tư là chữ Khẩu, nghĩa là cái miệng. Chữ Khẩu trong chữ Thọ có ý nghĩa rất trừu tượng nhưng Chúng ta có thể hiểu về ý nghĩa của chữ Khẩu này trong chữ Thọ là khả năng giao tiếp, người sống Thọ nhưng cũng cần có khả năng giao tiếp với mọi người. Cuối cùng là chữ Thốn, theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Như vậy chữ Thốn này là chữ cuối cùng tạo lên chữ Thọ quy định 4 hoạt động ở trên là ở mức độ nhất định hay còn nói là nó thích hợp với từng người chứ không phải là tất cả mọi người.
------------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân