$nbsp;

X

HOTLINE:0916763369
Địa chỉ:22B Đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

TÌM HIỂU HỌA TIẾT TỨ LINH TRÊN ĐỒ ĐỒNG THỜI NGUYỄN

TÌM HIỂU HỌA TIẾT TỨ LINH TRÊN ĐỒ ĐỒNG THỜI NGUYỄN

Thời đại vua Nguyễn Việt Nam chọn đóng đô tại Huế, đến nay nghệ thuật cung đình Huế vẫn luôn được coi là nét đẹp văn hóa phi vật thể được coi trọng và bảo tồn. Trong đó, mỹ thuật chạm khắc điêu khắc đồ đồng nói riêng cũng là một dòng nghệ thuật quyền quý, chính thống nổi bật mang nhiều biểu trưng của Nho giáo.

Hình tượng tứ linh trong văn hóa thời Nguyễn

Theo quan niệm của người xưa, các loài vật trong thiên nhiên có 5 nhóm loại: nhóm lông trần đứng đầu là con người; nhóm lông vũ đứng đầu làphượng hoàng; nhóm lông phủ đứng đầu là kỳ lân; giống có vảy đứng đầu là rồng; giống có mai đứng đầu là rùa. Do rồng, lân, rùa, phượng đứng đầu các loài chim thú, mang tính thiêng liêng, trang trọng nên được gọi là tứ linh, tượng trưng cho uy quyền của vương triều phong kiến. Long tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của đấng thiên tử; lân, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa; quy, tượng trưng sự bền vững của xã tắc; phụng,tượng trưng cho phái nữ và sự thịnh vượng của triều đại.

dinhdongdieukhacnghethuat59cm3

Đồ đồng thời Nguyễn và các họa tiết tứ linh đặc trưng

Trang trí trên đồng là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng làm nên nét đặc sắc của mỹ thuật Nguyễn với những đề tài phong phú và đa dạng. Đề tài có liên quan đến động vật xuất hiện nhiều nhất với trên 30 giống loài khác nhau. Động vật trong tứ linh, nhất là rồng và lân, có mặt trên hầu hết nhóm đồ ngự dụng, đồ tự khí dưới nhiều hình dạng khác nhau. Bên cạnh những rồng, lân, rùa, phượng đúc đặc tả chi tiết là các dạng hoa lá thực vật, mây, hồi văn... hóa rồng, hóa phượng được thể hiện trên nhiều sản phẩm đồ đồng. Các con vật trong tứ linh còn được trang trí kết hợp với nhau, với một số động vật khác, với các biểu tượng của tự nhiên, với hoa lá thực vật, với các chữ Hán trong nhóm cát tường tự văn (1) như những lời cầu chúc may mắn hay những biểu tượng tốt lành. Hình tượng tứ linh được thể hiện riêng lẻ trên đồ đồng không nhiều, đó là cặp lân dùng đốt trầm, đôi rồng chầu oai vệ... Có thể nói, chưa giai đoạn nào trong mỹ thuật Việt Nam nói chung, điêu khắc trên đồng nói riêng, hình tượng tứ linh lại xuất hiện đồng bộ và phổ biến với vô số các biến hóa về hình thể đầy hàm nghĩa quyền quý như dưới thời Nguyễn.
dinhdongthocung03

Trên đồ đồng thời Nguyễn còn có một số kiểu thức trang trí về lân khá lạ mắt như hình ảnh hai con lân ngậm vào vành miệng tạo thành quai lư, gốc cây hóa lân tạo thành chỏm nắp trên chiếc lư trang trí nho sóc... Đó còn là các đầu lân được gắn vào hai bên thân lư, thân bếp lò, thân các dụng cụ đo lường (phương, hộc) tạo thành các tai cầm, quai xách.

dinhdongdieukhacnghethuat59cm412

 

Với người Việt, tứ linh không chỉ biểu tượng cho vua, cho sự quyền quý mà còn thể hiện niềm mong ước thái bình thịnh trị, xã hội an lạc, mưa thuận gió hòa, lúa màu tốt tươi, con người trường thọ, no đủ. Những mong ước đó đã được người thợ đúc đồng chuyển tải, thể hiện khá thành công ở mảng điêu khắc trên đồng thời Nguyễn, để lại cho đời sau nhiều hiện vật mang những biểu tượng về tứ linh đa dạng, phong phú và tràn đầy sức sống.
----------------------------------
Mỹ nghệ Đồng Nhân