ĐỈNH ĐỒNG THỜ CÚNG CHẠM KHẮC TINH XẢO
1. CẤU TẠO CÁC PHẦN CỦA ĐỈNH ĐỒNG
Đỉnh đồng với cấu tạo gồm 5 bộ phận:
Đế: Hình tròn với độ rộng vừa đủ với phần chân, phần viền được thiết kế hơi nhô cao lên so với bề mặt giúp cố định phần chân
Chân: Được gắn liền với phần bụng tạo thế kiềng 3 chân, giúp đỉnh đồng luôn đứng vững chắc trên đế
Bụng: Phình ra hình bầu dục được chạm khắc các hình ảnh, chi tiết tượng trưng đầy nghệ thuật
Nắp đỉnh: Mang hình dạng như chiếc bát úp ngược gắn với hình tượng con Nghê xung quanh là 3 lỗ thông nhỏ với dụng ý “Nghê thả khói”
Tai mây: Là phần tay cầm hai bên được làm hình mây gắn liền với phần bụng
2. Ý NGHĨA CỦA CHI TIẾT "NGHÊ"
Nếu như văn hóa Trung Hoa, trên đỉnh đồng là biểu tượng con Lân, thì qua thời gian hình thành và sự phát triển của nền văn hóa đất nước đã được cha ông ta sáng tạo thành hình ảnh con Nghê – lấy cảm hứng từ hình ảnh loài chó nhà - con vật trung thành và bảo vệ nhà cửa giúp con người, vì vậy con Nghê trên đỉnh đồng có ý nghĩa bảo vệ, xua đuổi tà khí.
Nghê cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu trưng, từ sự thân thương, bình dị, đến chính trực, ngay thẳng, dũng mãnh, quyền uy, tôn nghiêm, linh thiêng và cả lòng trung thành. Nghê có tác dụng hóa giải điều xấu chiếu vào ngôi nhà, giải hung khí từ các sao xấu, sát khí như ngũ hoàng, nhị hắc… chiếu mỗi năm. Hình ảnh con Nghê trên nắp đỉnh đồng mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà.
Đỉnh đồng thường được thiết kế 3 chân không chỉ tạo sự vững chắc cho đỉnh mà còn giúp cho gia đình được bình yên, an vui, chấn hưng không gian thờ cúng