ĐỈNH ĐỒNG LÀ GÌ?
Đỉnh đồng hay còn gọi là lư trầm là sản phẩm dùng để trang trí, thờ cúng, đặt trong phòng khách, phòng thờ, bàn thờ gia tiên, đình chùa, đền miếu… Ngày trước, đỉnh đồng chỉ được sử dụng tại các phủ vua chúa, thương nhân … với ý nghĩa gắn liền với sự giàu có, sang trọng, có của ăn của để. Tuy vậy, ngày nay, với những ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, đỉnh đồng đã trở thành một vật phẩm quan trọng không thể thiếu nằm trong bộ đồ đồng thờ cúng gia tiên.
CẤU TẠO ĐỈNH ĐỒNG
Đỉnh đồng với cấu tạo gồm 5 bộ phận:
-
Đế: Hình chữ nhật được vát tròn cách điệu 4 đầu với độ rộng vừa đủ với phần chân, phần xung quanh vị trí chân đỉnh được vát thấp hơn so với mặt bằng giúp chống trôi.
-
Chân: Phần chân của đỉnh đồng được điêu khắc họa tiết đầu phù hổ. Trong phong thủy là hình ảnh tượng trưng linh thiêng, là sự ám ảnh xua đuổi tà ma, chống lại ám khí, bảo vệ thân chủ.
-
Bụng: Phần bụng được thiết kế mô phỏng hình tháp với họa tiết đầu lân đại diện cho trí tuệ, sức mạnh và quyền uy
-
Tai mây: Là phần tay cầm hai bên được làm hình mây gắn liền với phần bụng, ngoài ra còn có thêm
-
Nắp đỉnh: Đối với thiết kế đỉnh đồng này, phần nắp được mô phỏng giống như chiếc ly úp ngược được gắn con Nghê ở phía trên xung quanh là các lỗ thông nhỏ
Ý NGHĨA CỦA “NGHÊ”
Nghê là con thứ tám trong số 9 người con của rồng có tên đầy đủ là “Toan Nghê” hay “Kim Nghê” - là linh vật có hình dáng khá đặc biệt, thoạt nhìn sẽ thấy đó là đầu rồng mình sư tử nhưng nếu nhìn kĩ thì lại thấy thấp thoáng hình ảnh con chó. Nghê thích sự tĩnh lặng, thường ngồi im để ngửi mùi hương khói và thưởng ngoạn. Vì vậy, hình tượng Nghê thường được dùng để trang trí cho các đồ dùng thờ cúng như lư hương, đỉnh đốt trầm, … Hình ảnh Nghê trong vật dụng thờ cúng mang ý nghĩa bảo vệ, cầu mong phước lành dành cho gia chủ đồng thời cũng là để bảo vệ, giữ gìn nhà cửa.